Ship COD toàn quốc quà tặng cho đơn hàng từ 1 triệu Chi tiết

Gai gót chân có nên đi bộ không? Cách trị gai gót chân hiệu quả

Đi bộ là 1 bài tập thể dục thể thao đơn giản mà rất tốt cho sức khỏe. Hầu như các đối tượng ở độ tuổi nào cũng có thể đi bộ được để rèn luyện thân thể. Nhưng hiện nay có khá nhiều trường hợp những người ở độ tuổi trung niên mắc chứng gai gót chân, đau nhức khi bước đi. Vậy những người bị gai gót chân có nên đi bộ không và cách trị gai gót chân bằng những bài tập như thế nào mới hiệu quả? Cùng tìm hiểu nhé.

Gai gót chân có nên đi bộ không?

Gai gót chân có nên đi bộ không?

Gai gót chân có nên đi bộ không?

Bệnh gai gót chân thường do thói quen sinh hoạt, vận động không đúng cách hoặc chấn thương khi đi bộ, tham gia thể dục thể thao. Rất nhiều người ở độ tuổi trung niên thường gặp phải tình trạng này, bị đau nhức gót chân khi đi lại, leo cầu thang, đau theo mỗi bước chân,… Gai gót chân là căn bệnh xảy ra khi lượng canxi bị lắng đọng tại những vị trí thường xuyên phải chịu các tổn thương trên xương ở gót chân hoặc do áp lực từ việc đi lại, mang vác nặng, khối lượng cơ thể đè nặng lên phần xương gót chân.

Đi bộ là 1 hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ở những người trung tuổi cũng như cao tuổi sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu phốt pho và canxi, rất tốt cho hệ xương khớp. Ngoài ra thì đi bộ còn rất nhiều công dụng khác như giảm cân, giảm mỡ, giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện hệ tim mạch, ổn định huyết áp,…

Tuy nhiên đối với những người gai gót chân có nên đi bộ không thì lại là thắc mắc của rất nhiều người. Để biết được chính xác gai gót chân có nên đi bộ không thì bạn cần biết về nguyên nhân dẫn đến gai gót chân. Có những nguyên nhân chính như sau:

  • Bàn chân chịu tác động lớn trong thời gian dài từ việc đi bộ, chạy, đứng lâu,…
  • Thừa cân, béo phì,… khiến tăng áp lực lên chân
  • Mang giày cao gót không có đệm lót, chất lượng kém trong thời gian dài
  • Căng cơ tại gan bàn chân: gan bàn chân bị căng bất ngờ do đi bộ lên cầu thang, đi nhón chân.

Như vậy với những nguyên nhân trên hẳn bạn cũng rút ra được câu trả lời. Đó là nếu bị gai gót chân thì KHÔNG nên đi bộ nhiều bởi đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh cũng như khiến tình trạng bênh trầm trọng hơn. Vậy nên khi bị gai gót chân bạn cần hạn chế đi bộ và nên sử dụng các loại giày y khoa để hỗ trợ cải thiện bệnh hoặc có thể áp dụng 1 trong những bài tập sau.

Các bài tập hỗ trợ gai gót chân hiệu quả

Bài tập đứng đẩy vào tường

Bài tập đứng đẩy vào tường

Bài tập đứng đẩy vào tường

  • Bước 1: ứng thẳng lưng trước 1 bức tường. Đứng chân trước chân sau.
  • Bước 2: đổ người về phía trước, hai tay chống lên tường, giữ căng trong 15-30 giây.

Trong quá trình thực hiện thì giữ đầu gối thẳng. Lặp lại 3-5 lần.

Bài tập lăn bóng

Bài tập lăn bóng

Bài tập lăn bóng

  • Bước 1: bạn ngồi hoặc đứng đều được, chuẩn bị 1 quả bóng nhỏ như bóng tenis.
  • Bước 2: đặt bàn chân lên bóng. Từ từ lăn bóng về phía ngón chân và gót chân
  • Bước 3: dừng lăn bóng khi thấy điểm đau cứng ở chân. Giữ bóng tại điểm đó trong 30 giây.

Lặp lại 3-5 lần.

Bài tập căng cơ

Bài tập căng cơ

Bài tập căng cơ

  • Bước 1: ngồi thẳng lưng trên sàn, duỗi thẳng 2 chân.
  • Bước 2: dùng đai kéo để kéo lòng bàn chân về phía thân người. Trong khi đó giữ chân và đầu gối thẳng.

Kéo căng trong vòng 15-30 giây sau đó thả lỏng.

Đổi chân và lặp lại 3-5 lần.

Bài tập giữ ngón chân

Bài tập giữ ngón chân

Bài tập giữ ngón chân

Đối với bài tập này bạn chỉ cần ngồi thoải mái, duỗi chân thẳng sau đó kéo và giữ căng các đầu ngón chân trong vòng 10-15 giây. Thả lỏng và lặp lại động tác.

Bài tập nâng gót

Bài tập nâng gót

Bài tập nâng gót

Bài tập này bạn cần chuẩn bị 1 chiếc bục cố định. Bạn tập luyện đơn giản như sau:

  • Bước 1: đứng thẳng người bên rìa bục, gót chân chìa ra bên ngoài. Đứng bằng mũi chân.
  • Bước 2: giữ đầu gối thẳng, nâng người lên chậm, cao hết mức có thể. Sau đó từ từ hạ chậm xuống

Lặp lại động tác 10-15 lần.

Động tác gập chân

Động tác gập chân

Động tác gập chân

Động tác này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng gai gót chân cũng như hạn chế căng cơ gan bàn chân rất hiệu quả.

  • Bước 1: đứng thẳng bằng 1 chân (chân trái), chân phải co lên. Gập chân phải về phía sau.
  • Bước 2: dùng tay phải nắm lấy bàn chân phải. Đứng yên 10 giây
  • Bước 3: đổi chân, lặp lại động tác 10-15 lần.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề người bị gai gót chân có nên đi bộ không từ Shop Whey Online. Mặc dù cần hạn chế đi bộ nhưng bạn vẫn có thể tham khảo các bài tập, động tác để giảm tình trạng bệnh. Những ai không bị gai gót chân thì nên thường xuyên đi bộ để cải thiện sức khỏe cũng như tránh xa bệnh tật nhé.

Xem thêm:

Viết bình luận của bạn