Chiều cao có bị lùn đi không? Tập gym có bị lùn đi không?
Đăng bởi: Nguyễn Linh
14/10/2021
- Đâu là địa chỉ mua Whey protein uy tín tại Đà Nẵng?
- 10 tác dụng của vitamin với việc điều trị Covid và hậu Covid
- Tập cardio có tăng cơ không? Tăng những nhóm cơ nào?
Chiều cao của chúng ta thường sẽ phát triển chậm lại hoặc không phát triển nữa khi cơ thể trưởng thành hoàn toàn. Nhưng sau đó khi cơ thể ngày càng lão hóa thì chiều cao có bị lùn đi không? Phải thực hiện chế độ ăn, chế độ tập luyện ra sao để cải thiện chiều cao? Cùng tìm hiểu với Shopwheyonline nhé!
Chiều cao có bị lùn đi không?
Trong các giai đoạn của cuộc đời thì độ tuổi từ 1 – 15 tuổi là chiều cao tăng trưởng nhanh nhất. Sau đó chúng ta bước vào tuổi dậy thì. Đây chính là độ tuổi quyết định tầm vóc của bạn khi cơ thể hoàn toàn trưởng thành. Ví dụ chiều cao cơ thể sau khi dậy thì xong là 1m75 thì ở giai đoạn trưởng thành (18 tuổi trở lên) chiều cao của chúng ta gần như không đổi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoài 24 tuổi mới ngừng cao lên. Đây là do đặc điểm cấu tạo xương khớp và chế độ luyện tập, ăn uống.
Do đó chiều cao không bị lùn đi kể cả khi bạn bước vào độ tuổi lớn hơn. Nhưng có một số điều khiến vóc người thấp hơn, trong thực tế thì chiều cao là không đổi. Cụ thể như:
Thói quen gù lưng
Gù lưng làm chiều cao thấp đi
Đây là một thói quen rất xấu và nên sửa đổi càng sớm càng tốt. Khi gù lưng, cột sống của bạn sẽ cong và đầu có xu hướng đẩy ra đằng trước, xương cổ không thẳng. Vì thế chiều cao của chúng ta bị giảm đi khá nhiều, nhìn vóc người cũng kém linh hoạt. Hơn nữa chứng gù lưng còn dễ gây ra thoái hóa đốt sống cổ và cột sống.
Cơ thể béo lên
Chiều cao có bị lùn đi không?
2 người có cùng chiều cao nhưng bao giờ người gầy trông cũng cao ráo hơn người béo. Do khi cơ thể cân đối thì vóc dáng sẽ thanh thoát gọn gàng. Ngược lại người béo sẽ bị “giấu dáng”, cả cơ thể đầy đặn và nặng nề khiến tầm vóc nhìn lùn hơn.
Cấu tạo khung xương
Khung xương cân đối nhìn cơ thể cao hơn
Nếu cả 2 người cùng có dáng người dong dỏng và cao bằng nhau thì người có tỉ lệ chân dài, lưng ngắn nhìn sẽ cao hơn người có chân ngắn và lưng dài. Điều này là do đặc điểm cấu tạo khung xương bẩm sinh, thực tế là chiều cao của bạn không thay đổi.
Thời điểm thức dậy
Ngủ dậy bị lùn hơn
Thực tế, sau khi thức dậy chiều cao thường sẽ thấp hơn so với buổi trưa hoặc buổi tối. Lý do là vì sau một giấc ngủ dài thì cột sống và đĩa đệm của chúng ta bị chèn ép làm lưng ngắn đi. Sau một khoảng thời gian sinh hoạt và vận động thì xương sẽ trở về vị trí cũ, trả lại chiều cao nguyên dạng. Vì thế mà mỗi sáng thức dậy chúng ta nên vươn vai và tập các động tác giãn cơ, kéo giãn cột sống.
Tập gym có lùn đi không?
Nhiều người thường cho rằng đi tập gym sẽ làm cơ bắp to ra, cơ thể đô con hơn nhưng đồng thời cũng làm giảm chiều cao vốn có. Đây là nhận định hoàn toàn sai lầm.
Tập gym khiến cơ thể vạm vỡ hơn, các múi cơ bắp nổi lên rõ rệt, trong đó bao gồm cả nhóm cơ đùi. Vì cơ thể to ra, cộng với bắp đùi lộ rõ múi cơ khiến chúng ta có cảm giác như cơ thể thấp đi. Thực tế chiều cao không thay đổi, thậm chí còn có thể cao lên nếu bạn luyện tập và ăn uống đúng cách.
Phương pháp tăng chiều cao hiệu quả
Bước vào tuổi trưởng thành chiều cao của chúng ta rất ít thay đổi, tốc độ cao lên cũng rất chậm. Tuy nhiên bằng phương pháp sống lành mạnh bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình lão hóa xương, giúp cơ thể không bị lùn đi khi tuổi tác cao hơn, thậm chí là cải thiện 1 – 2cm chiều cao sẵn có. Những phương pháp tăng chiều cao rất đơn giản:
Ăn chế độ giàu vitamin D, canxi, vitamin và chất xơ
Chế độ ăn giàu canxi tăng chiều cao
Sở dĩ nước Mỹ không còn giữ vị trí chiều cao trung bình lớn nhất thế giới một phần là do chế độ ăn của giới trẻ Mỹ hiện nay quá nhiều đường, chất béo và ít rau củ quả. Để tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển thì bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D và canxi như sữa bò, sữa chua, phô mai, các loại đậu,… Ngoài ra nên ăn nhiều rau củ trái cây để bổ sung vitamin, thúc đẩy trao đổi chất và sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng hơn.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc làm tăng hormone tăng trưởng
Hầu như lượng hormone tăng trưởng được sản sinh ra từ tuyến yên vào thời điểm chúng ta đang ngủ. Vì thế ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc chính là điều kiện để tuyến yên hoạt động ổn định và sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng hơn. Trung bình mỗi ngày cần ngủ đủ 8 tiếng, trong đó giấc ngủ buổi đêm nên kéo dài 7 – 7,5 tiếng.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục tăng chiều cao
Tập thể dục hàng ngày giúp các khớp xương cứng rắn và dẻo dai hơn, đồng thời làm giảm sự chèn ép mô khớp, đĩa đệm và các đốt sống lưng. Nhờ đó chiều cao cũng sẽ được cải thiện. Hơn nữa tập luyện mỗi ngày còn rất tốt cho sức khỏe, phòng chống bệnh tật và làm cho tâm trí thoải mái hơn. Những bài tập lên xà đơn và xà kép thường được ưu tiên để làm tăng chiều cao. Bạn cũng có thể chơi các môn thể thao cần sức rướn lớn như bóng rổ hay bơi lội.
>> Xem thêm Những bài tập gym tăng chiều cao
Với những thông tin trên bạn đã biết chiều cao có bị lùn đi không rồi chứ? Tóm lại chỉ cần có chế độ sống thật lành mạnh là sẽ không lo chiều cao bị ảnh hưởng bạn nhé!
Tin liên quan
11/11/2021
Đăng bởi: Nguyễn mai